Dao động điều hòa ( Trường học kết nối )
I/-Dao động cơ
- Thế nào là dao động cơ
– Là chuyển động có giới hạn trong không gian lặp đi lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng (VTCB).
– VTCB: thường là vị trí của vật khi đứng yên.
- Dao động tuần hoàn
– Là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, gọi là chu kì, vật trở lại vị trí như cũ với vật tốc như cũ.
II/-Phương trình của dao động điều hoà- Ví dụ
– Giả sử một điểm M chuyển động tròn đều trên đường tròn theo chiều dương với tốc độ góc ω .
– P là hình chiếu của M lên Ox nằm ngang .
( Bạn chú ý dao động của điểm P trên trục Ox )
– Giả sử lúc t = 0, M ở vị trí M0 với (rad)
– Sau t giây, vật chuyển động đến vị trí M,
– Toạ độ x = của điểm P có phương trình:
x = OMcos(ωt + φ)
Đặt OM = A
x = Acos(ωt + φ)
Vậy: Dao động của điểm P là dao động điều hoà.
- Định nghĩa
– Dao động điều hoà là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.
- Phương trình
– Phương trình dao động điều hoà:
x = Acos(ωt + φ)
+ x: li độ của dao động.
+ A: biên độ dao động, là xmax. ( Quy ước A >0)
+ ω: tần số góc của dao động, đơn vị là rad/s.
+ (ωt + φ): pha của dao động tại thời điểm t, đơn vị là rad.
+ φ: pha ban đầu của dao động, có thể dương hoặc âm.
III. Chu kì, tần số, tần số góc của dao động điều hoà
- Chu kì và tần số
– Chu kì (kí hiệu là T) của dao động điều hoà là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần.
+ Đơn vị của T là giây (s).
– Tần số (kí hiệu là f) của dao động điều hoà là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây.
+ Đơn vị của f là 1/s gọi là Héc (Hz).
- Tần số góc
Ô ! hay quá !
Trả lờiXóa1/về giao diện, Thầy nên để cột trái khác màu với cột phải (cột nội dung) cho dễ nhìn hơn.
Trả lờiXóa2/ về nội dung, lỗi chính tả, phần định nghĩa chu kì(kí hiệu là T), về đơn vị đại lượng li độ, vận tốc và gia tốc, thầy cũng nên thêm đơn vị vào (cm, m/s,m/s^2...),
về phần flash mô tả đồ thị dao động điều hòa,(pha ban đầu fi=0, tương ứng với điểm M trên vòng tròn mô tả dao, thầy cũng nên chỉ rõ dao động của hình chiếu P của M trên TRỤC ox để học sinh liên tưởng đến dao động điều hòa chứ ko phải là chuyển động tròn đều của điểm M.
3/ thầy nên lọc bỏ tạp âm trong vidéo không liên quan bài học.
4/ cám ơn thầy đã dày công thực hiện bài này rất hay và bổ ích.
cẢM ƠN GÓP Ý CỦA BẠN qUANG đỨC TRẦN , CÓ THÌ GIỜ SẼ SỬA SAU THEO Ý CỦA THẦY !
Trả lờiXóa