This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2016

DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU . MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CHỈ CÓ ĐIỆN TRỞ R


Ôn tập kiến thức dao động cơ điều hòa !

Có một dao động cơ   x = 20 cos(120πt )   ( cm , s)
 a/-     Tìm   tần số f     , pha ban đầu   ?
 b/-    Vẽ  đồ thị  x – t    trên hệ trục tọa độ  xOt   ?

                     
                                    











Lược giải :

a/-  Ta có  ω =120π = 2πf  và f = 60 (Hz)    . Pha ban đầu là  0 (rad)
b/-   Vẽ  đồ thị  :


Ôn tập vể  "Cảm ứng điện từ "  đã học ở  Vật lý 11   !

             Trích xuất từ phet.colorado.edu   University  USA



Kết luận   :   Khi từ thông xuyên qua khung dây dẫn biến đổi  , trong khung dây sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng  !  Nếu có mạch điện kín sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng  


Cho các ví dụ về  năng lượng điện  chuyển đổi dễ dàng sang các dạng năng lượng khác  ??


I/-  Suất điện động xoay chiều :


Theo định luật cảm ứng điện từ  , từ thông  φ  =NBScosωt  xuyên qua khung dây thay đổi  --sẽ  làm xuất hiện   suất điện động xoay chiều  giữa hai đầu khung dây dẫn   :


 
N : số vòng dây dẫn , B cảm ứng từ , S diện tích vòng dây
, ω tốc độ góc của các vòng dây – cũng là tần số góc của suất điện động xoay chiều, ωt : góc giữa hai vecto cảm ứng từ B  và pháp tuyến n của  khung dây !
     

     Suất điện động xoay chiều          
           

 II/- Điện áp xoay chiều  , dòng điện xoay chiều  


Điện áp        u = Uo.cos(ωt + ϕu  )
  u  điện áp tức thời , Uo  biên độ điện áp , ω tần số góc  , ϕ pha ban đầu của điện áp !
   Dòng điện    i  =  Io cos(ωt + ϕi  )
i  dòng điện tức thời , Io  biên độ dòng điện, ω tần số góc  , ϕ pha ban đầu của dòng điện!
Nếu ϕu   >    ϕi     thì   u  nhanh pha hơn i    
Nếu ϕu   <    ϕi     thì   u  chậm  pha hơn i    
Nếu ϕu   =   ϕi      thì    u và i  cùng pha

       

Trắc nghiệm  :   

 Dòng điện xoay chiều  chạy qua một dụng cụ đo điện   i =2 cos(100πt+π/4)  (A)

. Dòng điện cực đại  và tần số của dòng điện lần lượt là  :
  
A     2 (A)   và   50 (Hz)                                                           B      1 (A)  và 25  (Hz)

C     4  (A)   và  π/4 (rad)                                                        D      - 2 (A)  và 100 (Hz)
 cos(100πt + π/4   )  (A)

Lệnh C1 :      

Dựa vào hình vẽ trên  , hãy cho biết trong hai đại lượng i(t)  và u(t) đại lượng nào sớm pha hơn , và sớm pha một lượng bằng bao nhiêu  ?



Trả lời    :    i(t)   nhanh pha hơn  u(t)    và nhanh pha hơn   π/2 , hoặc    u(t)  trễ pha hơn i(t)   một góc π/2  
                      Hướng dẫn : Lập luận so sánh hai đỉnh  màu đỏ   , hoặc  2 chấm màu tím ! 

III/-  Đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần R  :





   


   IV   Các giá trị hiệu dụng   của dòng điện xoay chiều  :

           Cường độ hiệu dụng của một dòng điện xoay chiều  bằng cường độ của một dòng điện không đổi , nếu cho hai dòng điện đó lần lượt đi qua cùng một điện trở  trong những khoảng thời gian bằng nhau  đù dài thì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhau  .

    Cường độ dòng điện hiệu dụng   :

   Điện áp hiệu dụng    :

   Suất điện động hiệu dụng  :


   Các giá trị hiệu dụng được  đo bởi các dụng cụ đo điện xoay chiều tương ứng  !
   Ví dụ  :   Đo cường độ hiệu dụng thì dùng Ampeke xoay chiều  ;  đo điện áp hiệu dụng thì dùng Vonke  xoay chiều  !
                   Các giá trị định mức được nhà chế tạo ghi rõ trên nhãn dụng cụ điện  !

V  Vẽ giãn đồ vecto  :

    Trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở   , do i  và  uR   cùng pha
     Vẽ   hai vecto       
     xuất phát từ gốc O   , hướng  cùng một hướng  là đúng   !
   Tuy nhiên trong chương trình Vật lý 12    , ta thường vẽ  hai vecto trên trên trục ngang  , hướng từ trái sang phải .
         ( sẽ giải thích sau   ! )






      Mặt lợi - hại của nhà máy thủy điện   ?

           Lợi  :   Tạo ra năng lượng , trữ nước cho sản xuất vào mùa khô  , tránh lũ mùa mưa !
           Hại   :  Ảnh hưởng rừng đầu nguồn , nếu vận hành sai quy trình sẽ gây lụt lội ở hạ du !
 

       Các dạng năng lượng điện đang được khuyến khích  ?

                 Nhà máy điện gió   , nhà máy điện mặt trời  ,.....


  

       

                                ---   Thank   you------

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

SÓNG CƠ - PHƯƠNG TRÌNH SÓNG

I/-  Sóng là  gì   ?
     Sóng  là   dao động  , lan truyền trong không gian  !


II/-  Sự lan  truyền của sóng hình sin   ?
      
Các phần tử vật chất dao động điều hòa tại một vị trí , chỉ có pha dao động truyền đi theo phương truyền sóng !
Cứ sau một  chu kỳ tạo ra mặt sóng dạng sin nên gọi là sóng hình sin .
Muốn có sóng hình sin   cần có 3 yếu tố  :   dao động  , không ma sát , môi trường đồng nhất  .
        

III/-  Giải thích hiện tượng sóng  :
·         Các phần tử vật chất liên kết chặt chẽ với nhau
·        Khi một phần tử dao động   à  Các phần tử lân cận nó sẽ dao động theo  . Cứ như thế  sóng được sinh ra và truyền đi  !
IV  Sóng ngang – sóng dọc  :
    Sóng cơ không truyền được qua chân không  ! ( Vì sóng cơ cần môi trường đàn hồi để truyền dao động ) !

    Sóng ngang  : Sóng có phương dao động  vuông góc với phương truyền sóng  !
     Ví dụ sóng ngang  :  Sóng trên mặt chất lỏng , sóng truyền qua chất rắn !
     Nói chung sóng ngang chỉ truyền qua chất rắn , trừ sóng trên mặt nước !
    
    Sóng dọc  :  Sóng có phương dao động  trùng với phương truyền sóng !
    Ví dụ sóng dọc  :  Sóng cơ truyền dọc trục lò xo , sóng âm là sóng dọc .
    Sóng dọc truyền được qua chất rắn , chất lỏng và chất khí !




                      Trích từ   Mr  Harison  (Toronto - Canada )
V /-  Các đại lượng đặc trưng của sóng  :

  a/-  Chu kỳ sóng , tần số sóng : 
·        Chu kỳ T của sóng  là chu kỳ dao động của nguồn phát sóng .
·        Tần số f của sóng là tần số của nguồn phát sóng .
Trong quá trình truyền sóng , mặc dù đi qua nhiều môi trường ( hoặc chỉ truyền qua một môi trường ) thì chu kỳ và tần số vẫn không đổi .
b/- Biên độ sóng  : Là biên độ dao động của phần tử vật chất khi sóng truyền qua .
c/- Bước sóng  λ  ( đọc là  Lam đa ):
·        Là quãng đường sóng truyền sau một chu kỳ
·        Là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà dao động cùng pha .
  d/-   Vận tốc sóng :   là vận tốc truyền pha dao động 
   Tốc độ  sóng v trong một môi trường  đàn hồi đồng nhất là như nhau về mọi hướng !                      
  e/- Năng lượng sóng  :
        Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng . Nhờ có sóng truyền qua mà nút chai dao động  !
VI  /-  Phương trình  sóng  :

     Sóng ở M giống sóng ở O  ( cùng A , cùng ω ) , chỉ có trễ hơn x/v   !
   Giả sử  biên độ sóng A  là không suy giảm   ,  tại gốc tọa độ O  phương trình sóng là    uo =Acos(ωt)    . Sóng mất khoảng thời gian   x/v  để truyền từ O đến M   .
    Phương trình sóng tại M   là  ( sóng truyền thuận chiều vận tốc )

  Ghi chú : Nếu truyền ngược chiều vận tốc  , phương trình sóng có dạng :

      
  Sóng tuần hoàn theo thời gian chu kỳ T  , tuần hoàn theo không gian chu kỳ là  λ  .
V /- Ví dụ 1   :   
 Có một sóng ngang truyền từ trái qua phải  ,  tại thời điểm t  sóng có dạng như hình vẽ  !



 Hỏi tại thời điểm t   , phần tử vật chất ở A,B,C,D  đang chuyển động như thế nào   ?
                                 Bài này giải ở tiết kế tiếp !
VI   Ví dụ 2   :
 Một sợi dây cao su căng ngang  . Làm cho đầu C dao động điều hòa với biên độ 2 cm  , chu kỳ 1,6 s  , lúc t=0 thì C có ly độ cực đại . Sau 0,3 s sóng truyền đi được 1,2 m  .
   a/- Tìm bước sóng  ?
   b/- Viết phương trình sóng tại P  , với  P cách C  1,6 m ?
   c/-  Xác định  ly độ của P  tại thời điểm t = 3,2 s
   d/-  Vẽ trên đồ thị u-x vị trí  của P lúc đó  ?
                                            Bài giải

a/-  Bước sóng     
     
b/- Phương trình sóng tại P
               
                         
c/- Ở thời điểm t = 3,2 s  , phần tử P có ly độ 
                                   
    d/-   Lúc t =3,2 s  , phương trình sóng ở P   

     
     Đồ thi  (u-x)  bạn đọc tự vẽ được như hình dưới đây   !

 

                                  -----  Thank  you ------


Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

Chuyên để Tổng hợp dao động điều hòa !